Khám sàng lọc trước khi mang thai là gì? Các phương pháp phổ biến hiện nay

Khám sàng lọc trước khi mang thai là điều cần thiết mà các cặp đôi đang muốn sinh con. Vậy khám sàng lọc trước sinh là gì, các phương pháp phổ biến hiện nay. 

Khám sàng lọc trước khi mang thai để đảm bảo em bé sinh ra được khỏe mạnh cũng như trong quá trình mang thai hạn chế được những rủi ro. Để mang lại hiệu quả thì hai vợ chồng cần khám sàng lọc sức khỏe trước khi mang thai bao lâu? Mời bạn cùng theo dõi bài viết này.  

Mục đích việc khám sàng lọc trước khi mang thai là gì? 

Theo thống kê, Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh rất cao. Ước tính mỗi năm khoảng 41.000 trường hợp trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hạnh phúc và kinh tế của gia đình cũng như sự phát triển của hội. 

Vì vậy, việc kiểm tra khám trước khi mang thai của những cặp vợ chồng đang có kê s hoạch mang thai hoặc các trường hợp đã từng mang thai/sinh con mắc các dị tật bẩm sinh,... là hết sức quan trọng để giảm để giảm tới mức tối đa những nguy cơ có thể xảy ra lần mang thai sắp tới. 

Mục đích của việc khám sàng lọc trước khi mang thai bao gồm:  

 

Mục đích việc khám sàng lọc trước khi mang thai

 

- Xác định sớm các bất thường về sức khỏe của cha, mẹ có thể di truyền cho con cái gây ảnh hưởng đến việc thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cũng như sau sinh. 

- Tạo tiền đề cho các bác sĩ đưa ra lời khuyên về thời điểm, phương pháp thụ thai, chuyển dạ an toàn, giúp bé khỏe mạnh. Nhờ đó có thể ngăn ngừa được nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh, thai lưu không rõ nguyên nhân. 

- Tham khảo một số ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và các loại thuốc sử dụng để chuẩn bị trạng thái cơ thể tốt nhất trước khi mang thai. 

Các phương pháp khám sàng lọc trước khi mang thai 

Hiện nay có nhiều phương pháp khám sàng lọc trước khi mang thai để đảm bảo điều kiện tốt nhất để mang thai: 

Đối với người chồng 

Khám tổng quát - lâm sàng: bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử bệnh gia đình và cá nhân của người chồng. Tiếp theo đo cân nặng, chiều cao, huyết áp, khám tổng quát vùng kín.  

Chụp X-quang tim, phổi.  

Nam giới có thể được chỉ định siêu âm vùng bẹn bìu và ổ bụng.  

Thực hiện một số xét nghiệm: 

 

Thực hiện xét nghiệm máu

+ Xét nghiệm máu.  

+ Xét nghiệm nước tiểu.  

+ Xét nghiệm nội tiết.  

+ Xét nghiệm tinh dịch đồ. 

+ Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

+ Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng 

+ Sàng lọc những bất thường về nhiễm sắc thể.  

Đối với người vợ 

Đối với người vợ cần khám sàng lọc trước khi đang mang thai gồm: 

- Khám tổng quát - lâm sàng: Đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, nghe tim phổi, tìm hiểu các thông tin về tiền sử bệnh của bản thân bệnh nhân và của gia đình người bệnh.  

- Tiến hành khám và siêu âm tuyến vú, tuyến giáp và ổ bụng.  

- Khám phụ khoa: Kiểm tra các bất thường về cơ quan sinh dục bên ngoài, tình trạng viêm nhiễm, cũng như cần tầm soát sớm ung thư cổ tử cung. 

- Siêu âm tử cung - buồng trứng. Chụp X-quang tim phổi. 

Với những trường hợp mẹ bầu có bệnh lý về tim mạch cần được làm điện tim, siêu âm tim cũng như khám chuyên khoa tim mạch. 

- Tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm nội tiết tố nữ 

+ Sàng lọc các bệnh lý di truyền nhiễm sắc thể. 

 

Sàng lọc nhiễm sắc thể

 

+ Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các bệnh lý truyền nhiễm qua đường máu như viêm gan B, HIV, giang mai. 

Những  lưu ý đến việc sàng lọc trước khi mang thai 

- Khám vô sinh, tiền sử bị sảy thai, lưu thai.  

- Bị tăng huyết áp, tăng đường huyết. 

- Lần mang thai trước sinh con có bệnh lý. 

- Gia đình có người mắc bệnh tự kỷ, chậm phát triển hay dị tật bẩm sinh,... 

- Gia đình có người mắc bệnh về gen di truyền. 

- Bà bầu trên 35 tuổi.  

- Nghề nghiệp của người vợ hoặc chồng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, 

Cha mẹ cần chuẩn bị những gì trước khám sàng lọc trước khi mang thai?

Ngay từ khi có ý định sinh con, các cặp vợ chồng nên đi khám sàng lọc càng sớm càng tốt. Để có được kết quả chính xác, thuận tiện cho người mẹ đi tiêm phòng và có sự chủ động trong thai kỳ thì nên thực hiện khám sàng lọc sức khỏe trước khi mang thai khoảng 3 – 6 tháng. Một số công việc cần chuẩn bị như: 

 

 

Cần chuẩn bị gì trước khi khám sàng lọc

  • Giấy tờ khám sức khỏe: giấy tiêm chủng, giấy khám sức khỏe gần nhất để bác sĩ chuẩn đoán nhanh và chính xác hơn.  
  • Lịch sử mang thai: đối với phụ nữ đã từng sinh sản trước đây 
  • Ghi nhớ tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình: loại vắc xin mà mẹ đã từng tiêm, mắc bệnh gì, đã phẫu thuật chưa, bị dị ứng với thành phần gì, lối sống như thế nào, chu kỳ kinh nguyệt, có bệnh di truyền nào,… 
  • Cần chuẩn bị trước những câu hỏi khi đi đến gặp bác sĩ hoặc xét nghiệm trước khi mang thai. 
  • Tìm hiểu kỹ về những xét nghiệm phải làm để chuẩn bị chu đáo như nhịn ăn, nhịn tiểu, thời điểm thăm khám vào chu kỳ kinh nguyệt, kiêng quan hệ tình dục, loại trang phục nên mặc, việc ngừng sử dụng các loại thuốc đang dùng,.. 

Tổng kết 

Khám sàng lọc trước khi mang thai là việc làm quan trọng mà bất cứ cặp vợ chồng nào đang có ý định sinh con cần phải làm. Điều này giúp sớm phát hiện những bất ổn về sức khỏe và có phương pháp xử lý kịp thời.