Một số thực phẩm chứa hàm lượng protein dồi dào như: thịt nạc, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, các loại đậu, các loại rau có màu xanh đậm. Bên cạnh đó, thịt ếch cũng là một thực phẩm lý tưởng cho các bà bầu đang ốm nghén do thịt ếch chứa hàm lượng protein cao mà không gây béo.
Carbohydrat (hay còn gọi là tinh bột) đóng vai trò như nguồn nguyên liệu chính để nuôi dưỡng mẹ và bé. Một vài thực phẩm giàu carbohydrat các mẹ bầu nghén nên ăn như: bánh mì, khoai tây, ngũ cốc, gạo lứt, mì ống, yến mạch, khoai mỡ, bột ngô, bột yến mạch,…
1.2 Carbohydrat
Carbohydrat (hay còn gọi là tinh bột) đóng vai trò như nguồn nguyên liệu chính để nuôi dưỡng mẹ và bé. Một vài thực phẩm giàu carbohydrat các mẹ bầu nghén nên ăn như: bánh mì, khoai tây, ngũ cốc, gạo lứt, mì ống, yến mạch, khoai mỡ, bột ngô, bột yến mạch,…
1.3 Lipid
Lipid (hay còn gọi là chất béo) là một trong bốn nhóm chất thiết yếu đối với các bà bầu trong thai kỳ. Với trường hợp tình trạng nghén nặng, các mẹ bầu thường được khuyên không nên ăn chất béo trong thai kỳ, đặc biệt các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, vì có thể khiến tình trạng nghén nặng hơn. Tuy nhiên, nếu loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi thực đơn cho bà bầu ốm nghén có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như các vitamin E, D, A, K.
Trong thời gian mang bầu, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt như cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu, dầu đậu nành, … Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh xa các thực phẩm có chứa chất béo xấu và có nguồn gốc từ dầu/mỡ động vật.
1.4 Các vitamin và khoáng chất
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất như acid folic, sắt, canxi, kẽm, vitamin D, … Mặc dù hàm lượng các chất trên chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ vào chế độ ăn hàng ngày nhưng lại vô cùng quan trọng. Nếu không bổ sung đầy đủ, em bé sinh ra sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thiếu sắt, gây thiếu máu, thiếu vitamin D gây còi xương, …
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu đang ốm nghén
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc thiết lập chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp các mẹ bầu nghén có thể kiểm soát tình trạng nôn ói và khó chịu của cơ thể. Do đó, khi xây dựng thực đơn trong trong thai kỳ, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:
2.1 Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày
Các mẹ nên khẩu phần ăn hàng ngày thành 5 – 6 bữa, xen kẽ các bữa phụ bên cạnh bữa chính, không ăn quá no để hạn chế đầy hơi, dễ nôn ói hay ăn quá ít sẽ khiến dạ dày khó chịu, sôi sục vì không được lấp đầy.
2.2 Chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu
Trong thời kỳ ốm nghén, mẹ bầu ưu tiên chế biến các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và có mùi vị dễ chịu, hợp theo sở thích để dễ hấp thu và hạn chế tình trạng khó tiêu và buồn nôn.
2.3 Chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh
Khi chế biến các món ăn, nên đặt tiêu chí ăn chín, uống sôi lên hàng đầu. Mẹ bầu đang ốm nghén tốt nhất không nên ăn các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến chưa kỹ như các cá sống, các món gỏi, pate đông lạnh,… để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn hay ngộ độc thực phẩm.
2.4 Uống đủ nước
Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày (khoảng 8 cốc nước). Mẹ có thể dùng nước canh, nước ép hoa quả hay sữa hạt để thay thế nước lọc thông thường. Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước trước và trong bữa ăn vì sẽ làm mẹ bầu no nhanh hơn bình thường, dẫn đến không đảm bảo bữa ăn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
2.5 Một số thực phẩm giúp kiểm soát tốt tình trạng ốm nghén
Theo các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 80-90% thai phụ trải qua tình trạng ốm nghén trong thai kỳ, chỉ khác nhau về mức độ. Tuy nhiên, với những mẹ bầu có tình trạng nôn ói nghiêm trọng hơn kèm theo chán ăn làm các mẹ mệt mỏi và liên tục sút cân. Tuy nhiên, với những mẹ bầu có tình trạng nôn ói nghiêm trọng hơn đi kèm theo chán ăn sẽ làm các mẹ ngày càng mệt mỏi và sút cân. Vậy lúc này, các mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì để giảm nghén khi mang thai? Hãy cũng bỏ túi các thực phẩm dưới đây vào thực đơn cho bà bầu đang ốm nghén nhé.
Gừng: Trong gừng chứa thành phần gingerol và shogaol giúp trị giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa và kiểm soát các cơn nôn ói trong thời kỳ mang thai. Mỗi sáng ngủ dậy, mẹ hãy uống một ly nước ấm kèm 1-2 lát gừng đập dập, 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong. Và trong ngày, khi nào cảm thấy buồn nôn, mẹ uống nước ép gừng tươi và nước mía sẽ trị ốm nghén rất tốt.
Chuối: Khi mẹ bầu nôn mửa liên tục hoặc tiêu chảy sẽ hao hụt một lượng kali đáng kể. Lúc này, mẹ nên ăn một quả chuối chín sẽ vừa giúp bổ sung lượng kali vừa mất, đồng thời cũng giúp giảm cơn nghén khi mang thai hiệu quả.
Các sản phẩm từ sữa: Trong phô mai, sữa chua, sữa tươi,... đều có chứa "chất kháng axit tự nhiên”, giúp trung hòa axit trong dạ dày, từ đó giúp giảm nghén khi mang thai rất tốt.
Quả me: Me là một giải pháp khá hiệu quả để giảm nôn mửa và sự chán ăn. Các mẹ hay cho me vào nước và đun sôi, sau đó chắt lấy nước để uống. Đây cũng là phương pháp giúp kiểm soát ốm nghén khá tốt.
Dưa hấu: Đây là loại quả luôn đứng đầu danh sách các loại trái cây nhiều nước, vì vây, trong trường hợp nôn ói nhiều, ăn dưa hấu sẽ vừa bù lại được lượng nước đã mất một cách nhanh chóng và vừa giúp chế ngự được cơn buồn nôn tức thì.
Củ cải: Loại củ này không những nên xuất hiện thường xuyên trong thực đơn của các mẹ bầu đang ốm nghén mà nó còn giúp giảm nôn ói rất hiệu quả. Cách chế biến rất đơn giản, mẹ có thể nấu món củ cải xào trứng, thịt kho củ cải, canh củ cải, … hay ép củ cải lấy nước để uống.
2.6 Chế độ vận động
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục cũng là một bí quyết hiệu quả giúp mẹ bầu giảm ốm nghén trong quá trình mang thai. Khi tập luyện trong thời kỳ ốm nghén, các mẹ nên lựa chọn những động tác nhẹ nhàng như đi bộ để thư giãn hay tập yoga. Mẹ nên tập với cường độ vừa phải, từ 15 đến 20 phút/ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của mình. Điều này sẽ có tác dụng rất tốt cho việc giải tỏa và giúp cơ thể nhanh nhẹn, khỏe mạnh hơn.
Tổng kết
Ốm nghén là tình trạng phổ biến xảy ra ở hầu hết phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ. Mặc dù vậy, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho cả bé và mẹ thì việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất vẫn được đặt lên hàng đầu. Hi vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc ốm nghén nên ăn gì và các lưu ý cần thiết khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu ốm nghén tới quý vị