Tổng hợp các mũi tiêm trước khi mang thai mẹ cần phải nhớ

Các mũi tiêm trước khi mang thai có tác dụng giúp mẹ có khả năng kháng vi khuẩn virus xâm nhập trong quá trình mang thai. Tổng hợp các mũi tiêm trước khi mang thai mà mẹ cần nhớ. 

Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp các chị em bảo vệ sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Do trong thời kỳ mang thai mẹ bầu sẽ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Vậy mẹ đã biết các mũi tiêm trước khi mang thai hay chưa, thời gian tiêm các loại vắc xin cũng như những lưu ý khi tiêm phòng cho mẹ bầu. Cùng tìm hiểu các thông tin này trong bài viết dưới đây nhé! 

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không?  

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang là chính là sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe của mẹ để có một thai kỳ khỏe mạnh. Khi mang thai là giai đoạn sức đề kháng của phụ nữ yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý, có thể lây nhiễm sang thai nhi khiến cho thai kỳ bị ảnh hưởng tiêu cực. 

Không những vậy, việc mẹ tiêm phòng trước khi  mang thai còn giúp trẻ sơ sinh chào đời có một lượng kháng thể ngắn hạn để sức khỏe của trẻ được bảo vệ an toàn. 

Đây chính là những lợi ích thiết thực mà việc tiêm phòng trước khi mang thai đem lại cho mẹ bầu. 

Các mũi tiêm trước khi mang thai mẹ nên biết 

Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai 

Vắc xin viêm gan B tiêm trước khi mang thai là rất cần thiết. Do đây là bệnh lý truyền nhiễm, thai nhi mắc bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển sau này.  

Liều tiêm 3 mũi, bạn cần làm xét nghiệm trước khi tiêm nếu có đủ kháng thể rồi thì không cần tiêm.  

Tiêm phòng thủy đậu  

Nếu bạn đã từng mắc thủy đậy trước khi mang thai hoặc đã được tiêm phòng thì sẽ được miễn dịch với bệnh này vì trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh do đó không cần tiêm phòng. 

Còn những phụ nữ chưa nhiễm bệnh này thì cần tiêm phòng trước ít nhất 3 tháng và tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu khi đang mang thai. Vì khi mang thai nếu không may nhiễm thủy đậu có thể nguy cơ cho thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh  

Nếu mẹ bị nhiễm trong vòng 5 ngày trước khi sinh thì bé sinh ra có thể bị nhiễm thủy đậu lan tỏa, tỷ lệ tử vong lên đến 20-30%. 

Sởi, quai bị, rubella  

Mũi tiêm này có tác dụng chống lại 3 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dễ mắc phải trong thời kỳ mang thai là sởi, quai bị, rubella. 

Trong khi mang thai mà mẹ nhiễm rubella có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi: tim bẩm sinh, điếc do thần kinh cảm giác, mù hoàn toàn hay một phần, chậm phát triển tâm thần từ mức độ nhẹ đến trung bình... Vậy nên, việc tiêm phòng sơi, rubella trước khi mang thai là cần thiết sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các loại virus gây nguy hiểm cho mẹ và bé. 

Trước khi tiêm bạn cần kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để xác định chắc chắn rằng mình không mang thau hay đã có đủ kháng thể rubella chưa để cân nhắc việc tiêm phòng. 

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai 

Bệnh cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tình đường hô hấp gây nên bởi virus cúm, bệnh thường lây truyền nhanh và thành dịch. Khi mang thai mẹ bị nhiễm cúm nặng có thể tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai và có thể có những biến chứng nghiêm trọng về phổi đặc biệt với những người có tiền sử hen phế quản hay tiểu đường. Tiêm vắc xin phòng cúm bảo vệ lên đến 80% 

Tiêm phòng HPV 

Bên cạnh các mũi tiêm phòng trước khi mang thai, với phụ nữ dưới 2 tuổi trước khi mang thai cần tiêm phòng vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) theo chỉ định của bác sĩ. 

Lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm phòng 

Sau khi tiêm vắc xin vào cơ thể sẽ có thể xảy ra các phản ứng không mong muốn như sốt nhạt sau tiêm, đau tại vị trí tiêm. Việc bạn cần làm là chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng. Nhưng nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày và có những biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì cần đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Theo tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo, trước khi mang thai các chị em cần đi tiêm một số loại vắc xin để tránh những các bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, Rubella, sởi, thủy đậu, HPV, viêm gan B… 

Một số câu hỏi thường gặp 

Tiêm phòng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu? 

Vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella cần được tiêm đầy đủ 2 mũi cơ bản. Mũi thứ nhất vào thời điểm chỉ định, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất ít nhất là 1tháng. Riêng đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thì cần hoàn tất mũi tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cuối cùng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. 

Vắc xin phòng ho gà - bạch hầu - uốn ván với những người lớn thì cần tiêm 1 mũi và nhắc lại sau mỗi 10 năm. Riêng đối với vắc xin Boostrix có thể được xem xét sử dụng cho phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. 

Vắc xin phòng cúm có tác dụng phòng bệnh trong 1 năm sau khi tiêm, đây là loại vắc xin cần tiêm mũi nhắc lại hằng năm. 

Vắc xin viêm gan B: nếu bạn đã tiêm 3 mũi liên tục thì mũi thứ 4 sẽ nhắc lại sau 1 năm gần như đã tạo miễn dịch suốt đời với bệnh. 

Thủy đậu: thời gian tác dụng phòng bệnh của loại vắc xin này trung bình 15 năm.  

Ưng thư cổ tử cung: có tác dụng hiệu quả bảo vệ lên đến 30 năm. 

Uốn ván: vắc xin này không cung cấp kháng thể suốt đời, thời gian phòng bệnh là 10 năm. 

Các tác dụng phụ khi tiêm phòng trước khi mang thai 

Trước khi tiêm vắc xin thì các chị em cần đi thăm khám sức khỏe cũng như khả năng hệ miễn dịch với các loại bệnh để từ đó đưa ra được loại vắc xin phù hợp. 

Hầu hết các loại vắc xin đều cần được tiêm hoàn tất trước khi mang thai từ 1 – 3 tháng. Vậy nên, nếu bạn đang có ý định mang thai thì cần lưu ý sắp xếp thời gian tiêm phòng sao cho phù hợp để đảm bảo an toàn. 

Tiêm cắc xin trước khi mang thai tương đối an toàn, ít gây tác dụng phụ. Nếu có thì chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ như sốt nhẹ, mệt mỏi, vị trí tiêm bị sung, hắt hơi, sổ mũi,… những triệu chứng này thường biến mất trong vài ngày sau không cần sử dụng thuốc hay điều trị. 

Trường hợp có xuất hiện dấu hiệu bất thường ngư ngủ li bì, sốt cao không thuyên giảm thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Đang mang thai tiêm vắc-xin cúm có an toàn không? 

Khi mang thai mà bị cúm có thể dẫn đến các biến chứng một số phụ nữ. Bao gồm sốt cao, nhiễm trùng phổi có thể nhập viện hoặc làm tăng tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ.  

Vắc-xin cúm có thể được sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa các biến chứng này, đặc biệt là trong mùa cúm. Trong trường hợp này, bạn được chỉ định tiêm vắc-xin đã bất hoạt. 

Tổng kết 

 Bài viết trên đây đã thông tin đến “các mũi tiêm trước khi mang thai, thời gian tiêm chuẩn để đạt hiệu quả và một số câu hỏi liên quan đến các mũi tiêm này. Mong rằng bài viết đã cho các bạn biết thêm nhiều thông tin cần thiết về trước khi mang thai.