mẹo chữa nghén của dân gian

 

Ốm nghén khi mang thai thường khiến các bà bầu cảm thấy buồn nôn và ảnh hưởng đến quá trình nạp vào chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy làm thế nào để kiểm soát và hạn chế tình trạng ốm nghén cho các mẹ bầu? Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ bầu bỏ túi 10 mẹo chữa nghén của dân gian hiệu quả. Cùng tìm hiểu với NTB Pharmanew nhé!

Tại sao bà bầu lại ốm nghén?

Ốm nghén là tình trạng diễn ra phổ biến ở phụ nữ mang thai trong khoảng 14 tuần đầu tiên trong thai kỳ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng do thay đổi nồng độ hormon trong vài tuần đầu tiên hay giảm lượng đường trong máu là lý do dẫn đến ốm nghén. Bên cạnh đó, khi mang thai các giác quan của mẹ bầu, đặc biệt là khứu giác trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, trong quá trình mang thai bà bầu có thể gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn. Mặc dù vậy, nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai ở bà bầu đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Các mẹo chữa nghén của dân gian mà bạn nên biết

Trị ốm nghén bằng gừng

Theo y học cổ truyền và y học hiện đại đều đã chứng minh tác dụng tuyệt vời của gừng đối với các mẹ bầu đang ốm nghén. Trong phần rễ (củ) gừng chứa hai thành phần hoạt chất chính là gingerol và shogaol giúp kiểm soát cơn buồn nôn trong thai kỳ. Vì vậy, nếu đang ốm nghén, các mẹ có thể thử một vài thực phẩm (thức ăn và đồ uống) chứa gừng như: gừng tươi cắt lát mỏng, trà gừng, kẹo gừng, mứt gừng hay gừng khô, … sẽ giúp giảm cơn nghén tức thì.

2.2 Cách chữa nghén bằng chanh

Cách đơn giản nhất là uống một cốc nước có vài lát chanh tươi. Hoặc đơn giản mỗi cảm thấy buồn nôn, các mẹ bầu hãy ngửi chanh tươi cũng đã giúp giảm cảm giác buồn nôn rất nhiều. Tuy nhiên, khi uống nước chanh tươi, các mẹ cần lưu ý uống từ từ từng ngụm, không uống hết cùng một lúc vì sẽ dễ gây buồn nôn hơn.

 

2.3 Mẹo dân gian chữa nghén bằng quả me

Quả me vừa có mùi thơm và vị chua ngọt sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát cơn ốm nghén trong thời kỳ đầu khi mang thai tốt. Ngoài ra, trong me còn chứa hàm lượng dồi dào chất xơ, vitamin C và một vài nguyên tố vi lượng tốt cho đường tiêu hóa và hỗ trợ hoạt động cho hệ miễn dịch. 

Các mẹ có thể cho me vào nước và đun sôi, để nguội chắt lấy nước uống. Mặt khác, các mẹ bầu có thể chuẩn bị nước me sấu ngâm gừng đơn giản như sau: cạo sạch vỏ sấu, quả me bóc bỏ vỏ cứng, sau đó trộn đường với gừng đã được băm nhỏ, rắc và trộn đều với me và sấu cho đến khi đường tan hết là đã có một món rất ngon miệng và hữu hiệu để giảm buồn nôn mỗi khi ốm nghén rồi.

2.4 Cách trị nghén bằng bí đao

Bí đao có tính mát, vị ngọt có tác dụng bài trừ đàm và thanh nhiệt, đặc biệt còn giúp hạn chế tình trạng buồn nôn khi đang nghén rất hiệu quả.

Một số cách chế biến đơn giản với bí đao như: nước ép bí đao, phơi khô hãm thành trà bí đao uống hàng ngày, hay dùng bí đao chế biến thành các món ăn hàng ngày như món canh, luộc hay món xào cũng rất ngon và bổ dưỡng.

2.5 Mẹo dân gian chữa ốm nghén bằng vỏ bưởi

 

Vỏ bưởi chứa nhiều vitamin A, C cùng các hoạt chất như pectin, naringin, hesperidin, … làm tăng cường hệ miễn dịch đồng thời giúp cải thiện vị giác cho các mẹ bầu ốm nghén. 

Các bạn có thể tham khảo công thức làm nước uống từ vỏ bưởi như sau: Lấy khoảng 15g vỏ bưởi đã rửa sạch đun với 300ml nước cho đến khi cạn còn khoảng 150ml thì dừng lại, lượng nước đó chia làm 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn 30 phút.

Măt khác, các thành phần có trong vỏ bưởi được cho là nguyên liệu tốt cho việc giảm các nếp nhăn, tàn nhang và hỗ trợ làm đẹp da. Vậy thì tại sao chúng ta không bổ sung ngay thức uống này vào thực đơn hàng ngày cho các mẹ bầu nhỉ!

2.6 Chữa ốm nghén với gừng tươi và ô mai mơ

Nước uống ô mai và gừng tươi cũng được liệt kê trong danh sách các thực phẩm mà mẹ bầu nên dùng để giúp giảm nghén. Cách chế biến như sau: Cho gừng tươi 5g, ô mai 20 quả và đường đỏ 30g đun sôi với 400ml nước cho cô cạn lấy nước đặc, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống liên tục trong khoảng 3 - 5 ngày sẽ giúp giảm tình trạng nghén rõ rệt. Lưu ý các mẹ nên uống nước ô mai mơ gừng tươi 20 phút trước mỗi bữa ăn nhé.

2.7 Trị ốm nghén bằng mật ong

Mật ong có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn tốt và chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin C, calci, kali, selen, … Ngoài ra, trong mật ong có chứa thành phần carbohydrat giúp kích thích giải phóng insulin giúp các mẹ giảm triệu chứng mất ngủ trong thời gian mang thai.

Cách đơn giản nhất là các mẹ chỉ cần pha 1 thìa mật ong với 200ml nước ấm, uống 1 lần/ngày. Mặc dù mật ong tốt nhưng có tính nóng, do đó các mẹ nên uống nước mật ong cách ngày và không nên uống liên tục để tránh tình trạng gây nóng trong.

2.8 Mẹo chữa dân gian chữa ốm nghén bằng giấm táo và mật ong

Giấm táo (nước ép táo tươi lên men) có chứa đến 18 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Kết hợp giấm táo và mật ong không những mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà còn giúp giảm ốm nghén và triệu chứng ợ nóng rất tốt.

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng dùng giấm táo không an toàn cho phụ nữ đang mang thai do có thể chứa các vi khuẩn như Salmonella, Listeria, Toxoplasma, … Do đó, phụ nữ mang thai nên sử dụng giấm táo loại tiệt trùng để đảm bảo an toàn hơn.

Công thức làm nước uống giấm táo mật ong như sau: 1 thìa giấm táo và 1 thìa mật ong pha với 200ml nước lọc, uống cách ngày.

 

2.9 Trị nghén bằng lá củ cải

Có vẻ hơi lạ lẫm tuy nhiên lá củ cải cũng được liệt kê trong danh sách thực phẩm giúp cải thiện ốm nghén hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Các mẹ có thể tham khảo cách làm nước uống củ cải sau đây: Lấy 200g lá cây củ cải giã nhuyễn rồi vắt lấy nước, sau đó cho thêm 50g đường và 100ml nước lọc để uống, ngày uống 2 lần sẽ giúp giảm cơn ốm nghén, đồng thời cũng giúp cải thiện tình trạng chán ăn, nôn mửa.

2.10 Cách chữa ốm nghén với trứng gà và giấm

Trứng gà kết hợp với giấm giúp giảm nghén ở các mẹ bầu bị ốm nghén nặng. Đây là mẹo dân gian lâu đời vừa an toàn và cũng cực kỳ bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

Trứng gà: 1 quả

Giấm: 60ml

Đường trắng: 30g

Cách làm: 

Đun sôi giấm, cho đường vào khuấy đều, sau đó đắp trứng gà và đun cho tới khi trứng chín tới, sử dụng 2 lần mỗi ngày.

  1. Những lưu ý cho mẹ bầu bị ốm nghén

 

  • Thông thường, tình trạng ốm nghén sẽ diễn ra chủ yếu trong ba tháng đầu thai kỳ, sau đó sẽ chấm dứt hoặc giảm rõ rệt. Vì vậy, trong thời gian này, các mẹ cần cố gắng giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Vượt qua thời kỳ này mọi thứ sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

  • Khi mang thai, bà bầu cũng nhạy cảm ơn với thực phẩm. Do đó, các mẹ nên xác định và loại bỏ nhanh chóng các thực phẩm khiến tình trạng nghén trở nên trầm trọng hơn ra khỏi thực đơn hàng ngày.

  • Trong thời kỳ mang thai, ưu tiên các món ăn dễ chế biến, dễ tiêu hóa như súp. sala, sữa ít béo, trái cây tươi, đồ ăn hấp, … Tránh các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hay có hương vị mạnh như cà phê, rượu, bia.

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày, trung bình khoảng 5 - 6 bữa/ngày xen kẽ với các bữa phụ.

  • Vệ sinh phòng ốc thông thoáng, tránh tiếp xúc nhiều với các sản phẩm có mùi nồng như chất tẩy rửa, nước hoa, …

  • Uống đủ nước, trung bình khoảng 2 lít nước/ngày. Có thể bổ sung thay thế bằng nước canh, nước ép, …

Trường hợp tình trạng ốm nghén ngày càng trầm trọng, mẹ bầu có thể đi khám để bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng thuốc nếu cần thiết

Tổng kết

 

Mặc dù ốm nghén gây ra nhiều khó chịu cho các bà bầu, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chứng minh rằng nghén bầu là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường. Do đó, nếu các mẹ bầu đang trải qua giai đoạn này, hãy thử áp các mẹo chữa nghén của dân gian để giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng ốm nghén nhé. Chúc các mẹ bầu luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và có một thai kỳ khỏe mạnh.