có thai bao lâu thì nghén

Nghén là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất để chị em phụ nữ biết mình có đang mang thai hay không. Đây là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. 

 

Nghén là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất để chị em phụ nữ biết mình có đang mang thai hay không. Đây là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Vì vậy, có thai bao lâu thì nghén hay khi ốm nghén cần làm gì là điều mà không ít chị em quan tâm để có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn này.

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng buồn nôn, có thể kèm theo nôn, khiến cho mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng. Thực tế, trong 10 phụ nữ mang thai có ít nhất 7 người có biểu hiện nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mặc dù được gọi là “morning sickness” nhưng triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. 

Theo chia sẻ của nhiều chị em, trong quá trình mang bầu đặc biệt là giai đoạn ốm nghén, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài nhất là mùi hoặc đồ ăn. Chúng sẽ kích thích các cơn buồn nôn, khiến cho mẹ bầu có cảm giác chán ăn, ăn không thấy ngon miệng. Từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.

 

Cách phân biệt ốm nghén nặng và ốm nghén nhẹ

Ốm nghén nhẹ là tình trạng thai phụ có cảm giác buồn nôn 1-2 lần trong ngày. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở mức độ vừa phải, thai phụ không sút cân, thể trạng ít thay đổi. 

Bên cạnh đó cũng có một vài trường hợp nghén nặng kéo dài khiến mẹ bầu sụt cân, suy nhược cơ thể điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thai nhi. 


Việc lựa chọn phương pháp điều trị ốm nghén phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu, hoàn toàn không dựa trên tình trạng ốm nghén nặng hay nhẹ.

Nghén nặng nhất khi nào?

 

Thông thường, các mẹ bầu sẽ có tần suất và mức độ nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9-10 của thai kỳ. Do đây là thời điểm nồng độ hormone hCG trong cơ thể thai phụ tăng lên cao nhất. Từ tuần 11 - 15, nồng độ hormone này sẽ giảm dần thậm chí có thể giảm đi 1 nửa so với lượng hormone ở thời điểm cao nhất. 

Tuy rằng ốm nghén đem lại nhiều mệt mỏi cho mẹ nhưng đây cũng là thời gian hình thành và phát triển các cơ quan, bộ phận của bé. Ngoài ra, ốm nghén cũng là phản ứng của cơ thể nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ ốm nghén bao lâu thì hết?

Sau khi trải qua thời gian ốm nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9-10 của thai kỳ, các triệu chứng nghén bắt đầu thuyên giảm và thường sẽ biến mất vào khoảng tuần thứ 14. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% trường hợp các mẹ bầu ốm nghén nặng hơn sau tuần thứ 9.

 

Mặt khác, có những trường hợp mẹ bầu không bị ốm nghén trong suốt thai kỳ nhưng có những mẹ lại bị tình trạng này đeo bám trong suốt 9 tháng mang thai và chủ yếu ở mức độ ốm nghén nặng.

Mẹ bầu cần làm gì khi ốm nghén

Ốm nghén là một hiện tượng tự nhiên mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Vì thế, các mẹ có thể lưu lại 8 gợi ý sau đây để có thể vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng hơn: 

 

  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày kể cả khi không bị ốm nghén.

  • Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn 3 bữa chính. Điều này sẽ giúp các mẹ bớt chán ăn nhưng vẫn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giảm tình trạng suy nhược cơ thể.

  • Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, nồng vì đây đều là những món ăn có thể kích thích các cơn buồn nôn, khiến tình trạng nghén trở nặng hơn.

  • Không nên uống nhiều nước trong bữa ăn, nên đi lại nhẹ nhàng sau khi dùng bữa thay vì nằm ngay

  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ giấc và đúng giờ, hạn chế tối đa các công việc nặng để giữ cho cơ thể không rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.

  • Nên chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng vì khi ốm nghén, việc nôn là điều không thể tránh khỏi. 

  • Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, đặc biệt là phòng ngủ. 

  • Có thể uống trà gừng hoặc ăn kẹo gừng để làm dịu các cơn buồn nôn.

Tổng kết

 

Ốm nghén có thể khiến thời kỳ mang bầu có thêm nhiều khó khăn và mệt mỏi nhưng đây lại là khoảng thời gian thiêng liêng, đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Bằng việc thực hiện những thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống, mẹ sẽ có thể cảm thấy thời kỳ này nhẹ nhàng hơn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp mẹ giải đáp được thắc mắc có thai bao lâu thì nghén và khi bị ốm nghén cần làm gì. Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe có thời kỳ mang thai tràn ngập hạnh phúc.