Ốm nghén khi mang thai thường không gây hại cho thai nhi, ngược lại đây còn được coi là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, ốm nghén liên tục sẽ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của bà bầu. Hiện nay, các nguyên nhân gây ốm nghén của mẹ bầu vẫn chưa được lý giải cụ thể. Một số nghiên cứu cho rằng do sự thay đổi nồng độ các hormon trong cơ thể dẫn tới hiện tượng ốm nghén.
Dựa vào mức độ nghén có thể chia làm hai loại: nghén thông thường và nghén nặng. Đa số (khoảng 80%) các bà bầu gặp phải tình trạng thai nghén dạng thông thường, tình trạng nôn ói diễn ra ở mức vừa phải và kiểm soát được. Tuy nhiên, khoảng 1-1,5% bà bầu bị ốm nghén nặng. Trường hợp này, mẹ bầu nôn mửa liên tục nhiều lần trong ngày và không giữ được thức ăn trong dạ dày dẫn tới tình trạng sụt cân, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nạp thức ăn vào cơ thể.
-
Các kiểu nghén khi mang thai mẹ bầu nên biết
2.1 Nghén chua
Nghén chua là tình trạng mẹ bầu thèm vị chua và có thể ăn các thực phẩm có vị mạnh mà trước đây không thể ăn. Lý giải nguyên nhân cho tình trạng này là do trong thời gian mang thai, hàm lượng hormone gonadotropin tăng cao. Gonadotropin gây ra ức chế sự bài tiết acid trong dạ dày. Kết quả là mẹ bầu bị thiếu hụt một lượng acid để tiêu hóa thức ăn và dẫn đến tình trạng nghén chua ở mẹ bầu.
Thực phẩm có vị chua có thể giúp bà bầu kích thích ăn ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng tiêu hóa và cung cấp vitamin giúp làm đẹp da. Tuy nhiên, các mẹ cần cân đối ăn vừa đủ lượng vitamin C và không ăn trong khi đói để tránh ảnh hưởng tới dạ dày.
2.2 Nghén ngọt
Nghén ngọt cũng là một trong các kiểu ốm nghén hay gặp nhất trong khi mang thai. Ở một số bà bầu, do sự thay đổi nồng độ hormon insulin trong thai kỳ, lượng đường huyết giảm và mệt mỏi cũng là nguyên nhân dẫn đến vị giác thay đổi. Lúc này, ăn các thực phẩm có vị ngọt giúp các mẹ bầu có nhiều năng lượng và cải thiện tinh thần và tâm trạng đáng kể.
Hiện tượng nghén đồ ngọt là bình thường, tuy nhiên, các mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt vì sẽ gây tăng cân nhanh và có khả năng mắc các bệnh lý như: tiểu đường thai kỳ cao huyết áp, thậm chí nó còn dẫn đến nguy cơ bị băng huyết sau sinh và bệnh tiền sản giật.
2.3 Nghén ngủ
Nghén ngủ cũng là hiện tượng phổ biến xảy ra trong ba tháng đầu thai kỳ. Trong giai đoạn này, hàm lượng hormon progesteron sản sinh nhiều hơn kích thích GABA hoạt động mạnh mẽ, kết quả làm mẹ bầu luôn cảm thấy buồn ngủ. Mẹ bầu có thể ngủ hàng giờ đồng hồ, thậm chí từ 10-12 tiếng mặc dù trước đó đã ngủ rất nhiều. Tuy nhiên, việc tăng tiết progesteron chỉ khiến mẹ buồn ngủ vào ban ngày và làm giảm chất lượng giấc ngủ ban đêm. Điều này khiến cho bà bầu thường cảm thấy uể oải, mệt mỏi mỗi sáng thức dậy.
2.4 Nghén mùi
Khi mang thai, cũng do hàm lượng hormon thay đổi khiến cho khứu giác của các bà bầu nhạy cảm hơn bao giờ hết. Các mùi ở đây có thể là mùi gia vị, mùi tàu xe, xăng dầu, hương liệu, các mùi thức ăn như mùi cá, hải sản, mắm tôm,… đều khiến các mẹ bị khó chịu, buồn nôn liên tục.
2.5 Nghén cay và mặn
Tình trạng này ít gặp hơn so với các loại nghén trên, tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra. Các mẹ bầu bỗng nhiên cảm thấy nhạt miệng, ăn đồ ăn luôn cảm thấy vị nhạt nếu không cho thêm các gia vị mặn hoặc cay vào trong thức ăn. Việc ăn quá cay hoặc quá mặn đều khiến các mẹ bầu gặp phải một số vấn đề như: tăng huyết áp, đau dạ dày, nhiễm độc thai nghén, bệnh trĩ, … Đây đều là những ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi. Vì vậy, khi nghén cay và mặn, các mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
2.6 Chồng nghén thay vợ
Một trong các kiểu nghén thú vị nhất mà ít ai biết đến khi mang thai là … chồng nghén thay vợ. Đây là tình trạng các ông bố cũng có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, thay đổi khẩu vị, khó chịu, buồn bực,… như người vợ. Trên thực thế thì không nguyên nhân chính xác để giải thích cho hiện tượng này. Đây là tình trạng tâm lý rất bình thường khi vợ chồng có mối liên kết khăng khít và đồng cảm với nhau. Chính điều này dễ làm phát sinh dòng điện, kết quả khiến người chồng nghén thay cho vợ mình.
-
Một số cách giảm nghén khi mang thai
Thay đổi chế độ ăn uống
Đây là biện pháp đơn giản nhất giúp kiểm soát và cải thiện ốm nghén khi mang thai. Tránh ăn các thực phẩm có mùi nồng, mùi dầu mỡ và nên chọn những thực phẩm chứa nhiều protein. Việc lên thực đơn hàng ngày, hàng tuần sẽ giúp mẹ bầu bổ sung đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Làm bạn với gừng
Trong giai đoạn ốm nghén, các bà bầu hãy đưa gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình. Trà gừng, me sấu ngâm gừng hay gừng tươi với mật ong đều là những gợi ý lý tưởng cho các mẹ trong giai đoạn ốm nghén.
Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo sản phẩm kẹo ngậm Pregcandy giúp giảm nhanh cơn nghén cho mẹ bầu rất tốt. Trong mỗi viên 2,5g Pregcandy có chứa 25mg chiết xuất gừng (5% gingerol) giúp giảm nghén, hết nghén trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu chỉ cần ngậm trực tiếp 4 - 6 viên Pregcandy mỗi ngày sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt tình trạng ốm nghén.
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Thay vì ăn ba bữa mỗi ngày, các mẹ có thể chia làm 5 - 6 bữa xen kẽ với các bữa phụ. Điều này vừa giúp các mẹ bầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà không làm cơ thể rơi vào tình trạng quá đói hoặc quá nó, hạn chế tình trạng buồn nôn và nôn.
Uống đủ nước
Mẹ bầu cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Thay vì uống nước lọc, các mẹ có thể bổ sung dưới dạng nước canh, nước ép, …
Duy trì trạng thái tinh thần tốt
Duy trì trạng thái tinh thần tốt điều vô cùng quan trọng với các mẹ bầu. Ốm nghén đã rất mệt mỏi rồi, tuy nhiên đây là điều hoàn toàn bình thường xảy ra ở hầu hết các phụ nữ khi mang thai. Do đó, các mẹ nên tránh để mình rơi vào tình trạng buồn bực, căng thẳng nếu không sẽ khiến tình trạng nghén nghiêm trọng hơn.
Chế độ vận động khoa học
Ngoài chế độ ăn uống, chế độ tập luyện khoa học cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm ốm nghén hiệu quả. Các mẹ nên chọn một số bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, thiền, yoga vừa thư giãn và vừa giúp cơ thể dẻo dai, nhanh nhẹn hơn
Tổng kết
Hi vọng các thông tin trên đã giúp các mẹ nhận biết và phân biệt được các kiểu nghén khi mang thai mà mình đang trải qua. Giai đoạn nghén sẽ vô cùng khó khăn và mệt mỏi, vì vậy, các mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, duy trì sức khỏe tinh thần tốt để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé.