Tháp dinh dưỡng cho bà bầu giúp bé phát triển toàn diện

 

 

Tháp dinh dưỡng được coi là “cẩm nang gối đầu” của các bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ. Áp dụng theo tháp dinh dưỡng, bà bầu sẽ xây dựng được thực đơn mỗi ngày với khẩu phần ăn chuẩn khoa học, giúp em bé phát triển toàn diện. Cùng theo dõi dưới đây để nghe Mumycare chia sẻ rõ hơn về chủ đề này. 

Tầm quan trọng của tháp dinh dưỡng đối với sức khỏe mẹ bầu 

Mẹ bầu cần lưu ý, khi mang thai, nguồn cung cấp dưỡng chất duy nhất của bé là thông qua chế độ ăn của mẹ. Chính vì vậy, việc cân bằng và bổ sung đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. 

Khi cơ thể bà bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ xảy ra một số vấn đề sau: 

  • Thai nhi chậm phát triển 
  • Trẻ sinh ra sẽ có khả năng cao bị thấp còi 
  • Trẻ có nguy cơ mắc một số căn bệnh như: tim bẩm sinh, tiểu đường, béo phì... 

Tháp dinh dưỡng giúp mẹ cân bằng và bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thai kỳ để bé yêu phát triển khỏe mạnh 

Tháp dinh dưỡng đối với từng giai đoạn thai kỳ 

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ 

Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu vẫn duy trì chế độ ăn uống như bình thường. Mẹ có thể đa dạng hóa thực đơn để bổ sung đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể, duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ cũng cần lưu ý không nên ăn những loại thực phẩm có tính hàn như rau ngót, rau dăm, đu đủ xanh... để tránh nguy cơ sẩy thai.  

Nhìn chung, nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu giai đoạn này gần như không có gì thay đổi. Nhu cầu này sẽ có sự thay đổi từ giai đoạn tháng thứ 4 trở đi. 

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ 

Tùy theo từng giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu sẽ khác nhau. Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, khẩu phần ăn giữa các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn uống của bà bầu bắt đầu có những sự thay đổi rõ rệt.  

Bên cạnh một số nhóm chất không thể thiếu như đường, muối, dầu mỡ, chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần bổ sung thêm một số nhóm thực phẩm khác. Giai đoạn này, mẹ cần ưu tiên sử dụng các loại ngũ cốc, thực phẩm giàu đạm. Nhóm thực phẩm này trong khẩu phần ăn mỗi ngày cần tăng lên 1 đơn vị so với bình thường. Còn nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa sẽ cần tăng thêm 2 đơn vị 

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ 

Đây là giai đoạn em bé trong bụng mẹ phát triển vượt bậc về kích thước. Để thai nhi có thể phát triển tốt nhất, bà bầu cần phải chú ý thay đổi khẩu phần ăn uống sao cho đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.  

Khẩu phần ăn nhóm dầu mỡ cần tăng thêm 1 đơn vị. Đối với nhóm thực phẩm từ sữa và thực phẩm giàu chất đạm, bà bầu cần tăng thêm 3 đơn vị . Khẩu phần nhóm trái cây và rau xanh cần tăng thêm 1 đơn vị. Ngoài ra, nhóm ngũ cốc cần tăng thêm 1,5 đơn vị và nhóm nước cần tăng thêm 2 đơn vị 

Các nguyên tắc về dinh dưỡng mà mẹ bầu cần lưu ý 

Không ăn những loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây hại 

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà bầu và em bé trong bụng. Nhóm thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây hại bao gồm: thực phẩm sống, các món gỏi, sữa chưa được tiệt trùng. Ngoài ra, trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ cần hạn chế ăn các loại hải sản. Trong hải sản có chứa nhiều thủy ngân, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Quan trọng nhất, bà bầu cũng tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia để tránh dị tật thai nhi. 

Bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách 

Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng thiết yếu, không thể thiếu trong chế độ ăn hằng ngày của bà bầu. Nó giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và tạo điều kiện để thai nhi phát triển nhanh. Tuy nhiên, bà bầu cẩn bổ sung các dưỡng chất này một cách khoa học và hợp lý. Việc bổ sung quá liều lượng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cơ thể.  

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất một cách khoa học và hợp lý 

Không áp dụng chế độ ăn kiêng, giảm cân 

Việc tăng cân trong quá trình mang là điều không thể tránh khỏi. Nhiều mẹ muốn giữ vóc dáng thon gọn mà áp dụng những chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt. Việc này sẽ khiến cơ thể mẹ bị thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng, khiến em bé trong bụng chậm phát triển. Mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý kết hợp với việc tập thể dục nhẹ nhàng để vừa duy trì được vóc dáng mà vẫn đảm bảo sức khỏe. 

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 

Suốt hành trình 9 tháng 10 ngày, cơ thể mẹ có thêm một sinh linh bé bỏng nên sẽ mệt mỏi và nặng nề hơn rất nhiều. Các cơ quan tiêu hóa có thể bị em bé chèn ép. Vì vậy, bà bầu rất khó để có thể dung nạp một lượng thức ăn lớn vào cơ thể cùng một thời điểm. Bà bầu nên chia nhỏ lượng thức ăn một ngày sang nhiều bữa nhỏ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. 

Kết luận 

Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ những thông tin cần thiết về tháp dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tùy theo tình trạng sức khỏe của cơ thể, mẹ có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia để xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp.