Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

 

 

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có nguy hiểm không? Đây là tình trạng thường gặp trong thời gian mang thai mà mẹ nào cũng nên tìm hiểu. Bởi tiêu chảy là tình trạng nguy hiểm nếu kéo dài và không có biện pháp phòng ngừa sẽ thường xuyên bị tái lại. Không những gây ra sự phiền phức cho mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như dinh dưỡng cho thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ nguyên nhân và biện pháp điều trị tình trạng này. 

Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa 

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa. Trong đó, nguồn lây nhiễm chủ yếu là do virus, vi trùng đường ruột, vi khuẩn, thuốc uống, ngộ độc thức ăn…hoặc tiêu chảy do một số bệnh lý khác (hội chứng ruột co thắt, bệnh celiac, bệnh crohn, viêm loét đại tràng). 

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa như nhiễm khuẩn, dị ứng thức ăn… 

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa đó là: 

  • Thay đổi trong chế độ dinh dưỡng: Khi có sự thay đổi đột ngột trong thực đơn hàng ngày, hệ tiêu hoá của mẹ chưa kịp thích nghi, dẫn tới tình trạng tăng sinh hại khuẩn và gây tiêu chảy. Đa phần, mẹ bầu sẽ thích ăn những món ăn lạ miệng, có nhiều chất tạo vị. Do vậy, mẹ cần tránh thói quen này để tránh không bị tiêu chảy và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. 
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với món ăn: Đối với những thực phẩm lạ mà trước kia mẹ chưa từng ăn hoặc đã có tiền sử bị dị ứng thì khi sử dụng sẽ dễ dẫn tới tiêu chảy. Tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa sẽ thường gặp hơn bởi mẹ dung nạp nhiều loại thức ăn hơn với mục đích kích thích sự tăng trưởng của thai nhi. 
  • Uống nhiều loại vitamin hoặc vitamin hàm lượng cao kéo dài: Đây là nguyên nhân mẹ bầu thường mắc phải do chưa tìm hiểu kỹ về hàm lượng cũng như nhu cầu sử dụng của từng thời điểm trong thai kỳ. Cơ thể không dung nạp lượng lớn vitamin và cần đào thải ra bên ngoài, do vậy gây ra tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất không hấp thu sẽ có xu hướng kéo nước vào lòng mạch ruột, dẫn tới phân lỏng và cơ thể bị háo nước. 
  • Sự thay đổi của hormone: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi hormone, đặc biệt là trên hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, do có sự chèn ép của thai nhi nên nhu động ruột của mẹ bầu không đều, dẫn tới tình trạng tiêu chảy. 

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ có nguy hiểm không? 

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu cần được giải đáp. 

Tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi 

 Tình trạng tiêu chảy ở mỗi mẹ sẽ kéo dài khác nhau, từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, mẹ bầu và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ. Lúc này, mẹ sẽ bị mất nước, có thể lượng nước ối sẽ giảm, khả năng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn cũng sẽ giảm đi. Để tránh những hậu quả này, mẹ cần biết cách bù điện giải và bù nước cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu thường có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường nên khi tiêu chảy kéo dài và không được điều trị đúng sẽ tác động xấu đến thai nhi. Trong đó, thường thấy nhất đó là thai chậm phát triển, suy dinh dưỡng và có thể lưu thai nếu quá nguy hiểm. 

Các biện pháp điều trị rối loạn tiêu chảy 3 tháng giữa 

Cho dù mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa là tình trạng phổ biến nhưng mẹ cũng không nên có thái độ chủ quan. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà mẹ có thể áp dụng để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi: 

  • Bù nước và điện giải: Đây là chú ý đầu tiên trong điều trị tiêu chảy ở mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa. Do mẹ bị mất quá nhiều nước nên cơ thể sẽ háo nước, nếu không bù nước đúng cách mẹ có thể mất nhiều khoáng hơn, khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi và suy kiệt. Bên cạnh đó, kết hợp cung cấp vi khoáng chất cho cơ thể thông qua nước oresol với hàm lượng phù hợp sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục.  
  • Chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng: Khi mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa nên chú ý ăn đồ chín, uống nước đun sôi để nguội, đồng thời nên sử dụng các món ăn dễ tiêu hoá (súp, cháo). Đồng thời, khi tiêu chảy hệ tiêu hoá sẽ mất đi các vi khuẩn có lợi, mẹ bầu nên bổ sung từ men vi sinh hoặc sữa chua. Mẹ cũng nên tránh xa các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, hải sản, thịt đỏ (thịt cừu, thịt bò), đồ uống có gas và chất kích thích vì sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. 
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Do mất nước và phải đi vệ sinh nhiều lần nên mẹ sẽ bị mất sức, mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. 
  • Thăm khám bác sĩ: Trong trường hợp mẹ bầu đã điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung thêm các thực phẩm như oresol, men vi sinh…mà không thấy có hiệu quả thì tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Điều này cũng giúp mẹ tránh được những biến chứng nguy hiểm khi để tình trạng đi lỏng kéo dài. 

Bù nước, điện giải là cách giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi và mất nước trong cơ thể 

Tổng kết 

Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Do trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ có sự thay đổi về hormone cũng như sự “đảo lộn” chế độ ăn và sinh hoạt khiến mẹ thường xuyên gặp phải rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên, nếu mẹ không có biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách thì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Do vậy, việc duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là điều mẹ nên thực hiện hàng ngày.