Sau sinh là khoảng thời gian mẹ cần được nghỉ ngơi và bồi bổ chất dinh dưỡng giúp có thể phục hồi nhanh chóng. Có nhiều mẹ vì quá mệt hoặc không có nhiều thời gian để tự chế biến mà sử dụng các thực phẩm ăn nhanh như mì tôm, không những mang lại cảm giác ngon miệng mà còn dễ nấu và tiện lợi. Tuy rất thèm ăn nhưng nhiều mẹ vẫn băn khoăn rằng sau sinh ăn mì tôm được không? Trong ài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ về vấn đề này.
Thành phần dinh dưỡng trong mì tôm
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau khi sinh em bé đóng vai trò quyết định tới sức khỏe cũng như chất lượng sữa dành cho con. Vậy sau sinh ăn mì tôm được không? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên mẹ cần hiểu các thành phần dinh dưỡng có trong mỗi gói mì.

Mì tôm là thực phẩm rất phổ biến, đặc biệt là trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
Mì tôm được biết đến là thực phẩm đã được đóng gói sẵn. Chính bởi sự tiện lợi này mà mì tôm trở thành món ăn được nhiều người lựa chọn và các mẹ bỉm sữa cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu mẹ đọc kỹ bảng thành phần dinh dưỡng thì chắc chắn mẹ sẽ có sự cân nhắc khi sử dụng.
Theo thông tin các sản phẩm trên thị trường hiện nay thì trong mỗi gói mì tôm 75g có chứa 51.4g tinh bột, 6.9g protein, 13g chất béo và cung cấp khoảng 350 calo. Tuy nhiên, nguồn năng lượng từ mì tôm chủ yếu đến từ tinh bột và chất béo bão hoà, khiến cơ thể tăng khoảng 33,7% tổng chất béo. Như vậy, đối với những mẹ trong thời gian mang thai mắc các bệnh về mỡ máu và rối loạn chuyển hoá thì việc ăn mì tôm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Đồng thời, mẹ sẽ khó lấy lại vóc dáng hơn nếu sử dụng thường xuyên.
Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không?
Mẹ sau sinh ăn được mì tôm không? Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, các mẹ sau sinh và đang trong thời gian cho con bú không nên ăn mì tôm bởi những lý do sau đây:
- Mì tôm không đảm bảo dinh dưỡng để phục hồi sau sinh: Cơ thể của mẹ sau khi “vượt cạn” cần rất nhiều năng lượng để hồi phục cơ thể. Mẹ cần ăn những món ăn có dinh dưỡng cân đối, dễ hấp thu, dễ tiêu hoá hơn là những thực phẩm như mì tôm. Thậm chí, sử dụng mì tôm còn khiến các tình trạng bệnh lý trong thời gian mang thai tiến triển nặng hơn.
- Mì tôm mất cân bằng dinh dưỡng: Mỗi gói mì cung cấp khoảng 300 - 500 calo, tuy nhiên năng lượng chủ yếu đến từ tinh bột và chất béo bão hoà. Năng lượng cao nhưng lại khiến cơ thể tăng tích mỡ, khó tiêu, có thể gây rối loạn chuyển hoá cho mẹ.

Các mẹ sau sinh và đang trong thời gian cho con bú không nên ăn mì tôm
Những tác hại khi ăn mì tôm sau sinh
Sau sinh ăn mì tôm được không? Những tác hại mẹ nên biết để tránh sử dụng thường xuyên loại thực phẩm này.
Không kiểm soát được cân nặng, khó về dáng
Vấn đề cân nặng là một trong những điều mẹ lo lắng nhất. Mẹ vừa muốn đảm bảo cho con bú sữa đảm bảo, vừa muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Với những mẹ chưa tìm hiểu kỹ có thể nghĩ rằng ăn mì tôm giúp nhanh gầy do thiếu dưỡng chất nhưng điều này là sai hoàn toàn. Lượng ăn tuy nhỏ nhưng nguồn năng lượng lớn, kèm theo tinh bột và chất béo sẽ khiến cơ thể mẹ ngày càng nặng nề hơn.

Sử dụng mì tôm sau sinh sẽ khiến mẹ khó lấy lại vóc dáng
Gây mất sữa
Theo các chuyên gia, mỗi gói mì tôm cung cấp quá ít thành phần dinh dưỡng, bởi vậy cơ thể mẹ sẽ bị suy kiệt do thiếu chất. Khi cơ thể yếu, mẹ thường bị ức chế thần kinh, dẫn tới lượng sữa giảm và có thể mất sữa nếu sử dụng thường xuyên kéo dài.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
Sau sinh có được ăn mì tôm không? Thực tế, sau sinh là khoảng thời gian hệ tiêu hoá của mẹ còn non yếu, nếu không có chế độ ăn uống phù hợp và đa dạng thì mẹ có thể bị rối loạn tiêu hoá, khó hấp thu dinh dưỡng. Nếu sử dụng quá nhiều mì tôm, thậm chí chức năng thận còn bị ảnh hưởng.
Nóng trong người
Bà đẻ ăn được mì tôm không? Nếu mẹ sau sinh dùng mì tôm quá nhiều, cơ thể sẽ không tránh được tình trạng nóng trong. Biểu hiện thường thấy là nổi mụn trên mặt, da dẻ nhăn nheo và nhanh sạm màu, thường bị lão hoá nhanh hơn…
Giải đáp một số câu hỏi
Ngoài việc sau sinh ăn mì tôm được không, mẹ còn một số băn khoăn cần được giải đáp như:
Sau sinh bao lâu được ăn mì tôm?
Theo các chuyên gia, với mẹ mới sinh và trong thời gian cho con bú thì không nên ăn mì tôm. Nếu mẹ quá thèm, có thể dùng 1-2 lần/tháng, tuy nhiên không nên ăn trong tuần ở cữ đầu tiên vì thời gian này cần những thực phẩm nhiều năng lượng để bù lại sức lực khi mẹ vượt cạn.
Sinh mổ có nên ăn mì tôm không?
Sau sinh ăn mì tôm được không? Đối với các mẹ sinh mổ, thể trạng thường yếu hơn sinh thường và cần thời gian phục hồi lâu hơn. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm có nhiều protein, vitamin và khoáng chất… để tăng liên kết tế bào, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Mì tôm là thực phẩm mẹ sinh mổ không nên sử dụng, đặc biệt là trong thời gian ở cữ.

Mì tôm là thực phẩm mẹ sinh mổ không nên sử dụng, đặc biệt là trong thời gian ở cữ
Đang nuôi con bú có nên sử dụng mì tôm?
Trên thực tế, việc sử dụng mì tôm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, có thể khiến con gặp một số vấn đề về tiêu hoá nên mẹ đang cho con bú không nên dùng hoặc chỉ nên dùng 1-2 lần/tháng nếu quá thèm.
Tổng kết
Sau sinh ăn mì tôm được không? Những thông tin được giới thiệu trong bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Không phủ nhận về sự tiện lợi cũng như mùi vị thơm ngon từ mì tôm, tuy nhiên mẹ sau sinh nếu sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân và nguồn sữa cho con. Đừng quên truy cập vào website của PregCandy thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về sức khỏe của mẹ và bé nhé!